Ngày 09/7/2024, Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Công văn số 325/SPS-BNNVN đề nghị thông báo và góp ý dự thảo quy định về biện pháp SPS của Thành viên WTO tháng 6/2024, theo đó từ ngày 21/5 - 20/6/2024, Văn phòng SPS Việt Nam đã tổng hợp 80 thông báo/ dự thảo thông báo về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật của các thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong đó, một số thông báo cần lưu ý:
Thị trường EU: (1) Sửa đổi các thông số kỹ thuật của Liên minh châu Âu đối với các chất phụ gia thực phẩm được phép bao gồm axit sorbic (E 200), kali sorbat (E 202) và propyl gallate (E 310); (2) Sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba vào Liên minh châu Âu; (3) Thiết lập mức độ lây nhiễm chéo của các hoạt chất kháng khuẩn và các phương pháp phân tích trong thức ăn chăn nuôi; (4) Gia hạn cấp phép các chế phẩm lignosulphonate, Axit nicotinic, niacinamide, natri hydroxit, axit orthophosphoric, cyanocobalamin (vitamin B12), Chế phẩm Lactiplantibacillus plantaru, Men vi sinh Lentilactobacillus buchneri DSM 19455 làm phụ gia thức ăn cho các loài động vật; (5) Thông qua mức dư lượng tối đa đối với deltamethrin, metalaxyl, thiabendazole, trifloxystrobin và dithianon trong một số sản phẩm;
- Thị trường Hoa Kỳ: (1) Đề xuất dư lượng tồn dư inpyrfluxam, tetraniliprole, cyantraniliprole, cyflumetofen trong một số sản phẩm nhất định; (2) Đề xuất quy định về phụ gia màu (sodium copper chlorophyllin); (3) Chứng nhận phòng kiểm nghiệm phân tích thực phẩm (LAAF) để thử nghiệm về độc tố nấm mốc (mycotoxins) trong thực phẩm nhập khẩu;
- Thị trường Nhật Bản: (1) Đề xuất giới hạn dư lượng tối đa (MRL) đối thuốc thú y phenoxyetanol 0,06 mg/kg trong sản phẩm thủy sản; (2) Đề xuất giới hạn dư lượng tối đa (MRL) đối với thuốc trừ sâu teflubenzuron, benthiavalicarb-isopropyl, broflanilid, metaflumizone, isopyrazam, hexaconazol trong một số sản phẩm nhất định; (3) Thông qua Pháp lệnh thực thi Đạo luật Bảo vệ thực vật và danh sách dịch hại không thuộc diện kiểm dịch; broflanilid, metaflumizone, isopyrazam, hexaconazol trong một số sản phẩm nhất định; (3) Thông qua Pháp lệnh thực thi Đạo luật Bảo vệ thực vật và danh sách dịch hại không thuộc diện kiểm dịch;
- Thị trường Bra-xin: (1) Dự thảo nghị quyết đề xuất đưa một số hoạt chất F80-fluoxapiproline, A41 - amicarbazone, A58 - azadirachta indicates, B42 - bentiavalib isopropylic, B46 - benzovindiflup, C18 - chlorothalonil, c36 - cyproconazole, c63 - lambda -cyalothrine, C73 - metofem, d21 - diquate, d36 - difenoconazole, e 25 - spirodiclofen, E34 - spidoxamate, F46 - flumioxazine, F47 - fluazinam, F69 - flupyradifurone, I21 - indoxacarb, I27 - indaziflam, I34 - isopyrazam, M19 - metribuzim và P23.1 - propamocarb idate vào danh sách chuyên khảo về các thành phần hoạt chất cho thuốc bảo vệ thực vật; (2) Dự thảo quy định bắt buộc kiểm tra và giám sát đối với các sản phẩm dùng làm thức ăn chăn nuôi;
- Thị trường Nam Phi: (1) Dự thảo quy định bắt buộc đối với cá đông lạnh, động vật thân mềm và các sản phẩm được dùng làm thực phẩm cho người; (2) Dự thảo quy định bắt buộc đối với cá xông khói ướp lạnh và cá có hương vị xông khói; (3) Dự thảo quy định bắt buộc đối với tôm đông lạnh, tôm càng đỏ Na Uy, cua và các sản phẩm được dùng làm thực phẩm cho người; (4) Việc thu hoạch, sản xuất, chế biến, vận chuyển, xử lý và xử lý bào ngư khô, việc xử lý nguyên liệu phải tuân thủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn (SANS) 2329;
- Thị trường Vương quốc Anh: Đề xuất áp dụng MRL hoạt chất trifloxystrobin, tricyclazole, bentazone và pydiflumetofen trong một số sản phẩm;
- Thị trường Thái Lan: Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh do ấu trùng và bào xác Artemia gây ra có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp tôm;
- Thị trường Hàn Quốc: Đề xuất sửa đổi Quy định về khai báo và kiểm tra sản phẩm thực phẩm nhập khẩu.
Chi tiết tại công văn đính kèm.
CV 325 thông-báo-SPS-Th6-2024.pdf
Đức Ý