Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 36
Trong tuần: 626
Trong tháng: 2042
Tổng truy cập: 2008288

Hội nghị triển khai công tác chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường năm 2024

Thứ Hai 04/03/2024 13:46 
37

Ngày 01/3/2024, tại Tp Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai công tác chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường năm 2024. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam và Phó Chủ tịch UBND Tp Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ, Nguyễn Như Tiệp Cục trưởng  cục chất lượng, chế biến và PTTT Chủ trì Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị Đồng chí Trần Thanh Nam thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác chất lượng, ATTP chế biến và phát triển thị trường trong năm 2023 tại Hội nghị này với mong muốn các địa phương, doanh nghiệp cùng các đơn vị của Bộ tích cực chia sẽ, mạnh dạng trao đổi thảo luận từ thực tiển để có những hiến kế giải pháp phát triển chuỗi liên kết và chuổi giá trị từng ngành hàng chủ lực địa phương phù hợp, đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm, chế biến và phát triển thị trường xuất khẩu năm 2024 và thời gian đến.

Tại hội nghị tổng kết công tác chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường năm 2023 đạt được một số kết quả: về phát triển chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn 2.510 chuỗi giá trị được thiết lập duy trì với sự tham gia của một số tập đoàn lớn (Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop, San Hà ...); Cải thiện, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản Số cơ sở áp dụng VietGAP, VietGAHP và tương đương  năm 2023 (trồng trọt 14.048 cơ sở, nuôi trồng 954 cơ sở, chăn nuôi 4882 cơ sở); Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra chất lượng VTNN, ATTP Tỷ lệ cơ sở đạt yêu cầu về ATTP đạt 99,2%, Tỷ lệ cơ sở ký cam kết đạt 92%, Tỷ lệ sản phẩm đạt yêu cầu về ATTP đạt 97,4%; Kết quả thanh, kiểm tra chất lượng VTNN, ATTP (Tỷ lệ cơ sở vi phạm ATTP 9,4%, Số tiền xử phạt 24,27 tỷ đồng); Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023: 53,01 tỷ USD.

Nhìn chung năm 2023 đã đạt được:

- Chủ động rà soát, hệ thống hóa các văn bản QPPL kịp thời, đúng tiến độ

- Đã rà soát, chuẩn hóa hệ thống biểu mẫu báo cáo về công tác chất lượng, ATTP,

chế biến và phát triển thị trường.

- Gia tăng số lượng và đa dạng phương thức phổ biến vận động sản xuất kinh doanh NLTS đảm bảo chất lượng, an toàn; Gia tăng số lượng, qui mô sản xuất an toàn, bền vững, chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

- Các chương trình giám sát ATTP được duy trì, mở rộng kiểm tra chuyên ngành sang thanh tra đột xuất

- Giải quyết hiệu quả, kịp thời rào cản kỹ thuật ATTP của thị trường xuất khẩu, duy trì ổn định hoạt động xuất khẩu NLTS tại các thị trường truyền thống;

Tuy nhiên cũng cần khắc phục một số tồn tại

- Tỷ trọng sản phẩm theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP và tương đương thấp; Chất lượng, ATTP cải thiện nhanh nhưng chưa bền vững, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân, thị trường xuất khẩu; Chưa có nhiều nhãn hiệu, thương hiệu nông sản uy tín trên thị trường trong và ngoài nước

- Tổ chức, nguồn lực thực thi công tác quản lý chất lượng, ATTP các cấp thiếu ổn định, chưa đáp ứng nhu cầu

- Các hình thức tổ chức và liên kết sản xuất hiệu quả chưa ổn định; việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, liên kết với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ở nhiều địa phương còn chậm, thiếu sáng tạo, đổi mới.

- Thiếu dữ liệu nền để đánh giá các chỉ tiêu, chỉ số giám sát

- Thực hiện số hóa, triển khai kế hoạch chuyển đổi số còn chậm giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP

Năm 2024 có ý nghĩa quan trọng, là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và là năm bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2021-2025; bám sát quan điểm, mục tiêu, định hướng chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước theo Kết luận số 64-KL/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII và Nghị quyết số 103/2023/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; toàn Ngành tập trung thực hiện Chiến lược phát triển Nông nghiệp và NT bền vững.

Một số chỉ tiêu chủ yếu đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường năm 2024 như sau:

a) Về hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực:

- 100% các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn được hoàn thành theo kế hoạch được giao;

- 100% các địa phương rà soát, kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp;

- Trên 85% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

b) Về an toàn thực phẩm:

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đạt 99,1%;

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản nhỏ lẻ ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm đạt 93,0%;

- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định ATTP giảm 10% (so với năm 2023);

- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 hoặc tương đương tăng 10% (so với năm 2023);

- Tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt 20%; 

- Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt - GAP (như VietGAP, GAHP và tương đương tăng 10% (so với năm 2023);

- Số lượng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học đăng ký vào trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học tăng 20% (so với năm 2023).

- Số lượng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tăng 10% (so với năm 2023).

c) Về chất lượng, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nông nghiệp hữu cơ:

- Số lượng sản phẩm OCOP lũy kế được công nhận đạt từ 3 sao trở lên năm 2024 đạt từ 11.500 sản phẩm trở lên;

- Số lượng sản phẩm nông lâm thủy sản được xếp hạng theo bình chọn của Chương trình thương hiệu quốc gia tăng 10% (so với năm 2023); 

- Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt 1,0% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt 1,0% tổng diện tích đất trồng trọt; Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt 1,0% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước; Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt 0,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản; Diện tích sản xuất muối dinh dưỡng hữu cơ đạt 1,0% tổng diện tích sản xuất muối dinh dưỡng;

- Số lượng sản phẩm nông lâm thủy sản được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, số lượng sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực, sản phẩm gắn với nguồn gốc địa lý được bảo hộ tại nước ngoài tăng 10% (so với năm 2023).

d) Về chế biến và phát triển thị trường: 

- Tốc độ tăng giá trị tăng thêm lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản đạt 7,5%; Tốc độ tăng giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi chế biến đạt 3,5%;

- Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của nông sản chủ lực giảm 1,0%/năm;

- Số sản phẩm, số doanh nghiệp được phép xuất khẩu nông lâm thủy sản đi các thị trường có yêu cầu cấp phép tăng 10% (so với năm 2023)

- Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 54,0 tỷ USD;

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Phát biểu chỉ đạo Hội Nghị

1. Phối hợp tốt trong công tác chỉ đạo hình thành các chuổi ngành hàng…

2. Doanh nghiệp và nhà nước tập trung hổ trợ đầu tư vùng nguyên liệu, mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc canh tác theo hướng phát thải thấp.

3. Tổ chức bộ máy tinh gọn hiệu quả trong hệ thống QLCL ATVSTP phải kiểm soát từ cơ sở.

Thứ trưởng đề nghị, để nâng cao hơn chất lượng, an toàn thực phẩm các địa phương cần chú ý phát triển chuổi ngành hàng chủ lực địa phương phải quang tâm xây dựng thương hiệu, nhãn mác, chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường.

TH Đức Trí