Thống kê truy cập
Đang online: 3
Hôm nay: 51
Trong tuần: 759
Trong tháng: 1884
Tổng truy cập: 2008075

Chủ động kiểm soát chất lượng và thay đổi phương thức xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.

Thứ Ba 22/02/2022 16:36 
987

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình xuất khẩu của hàng hóa đặc biệt là hàng nông sản, hoa quả tươi của Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc thông qua các cửa khẩu phía Bắc gặp nhiều khó khăn, hiệu suất thông quan vẫn rất thấp. Hiện nay lượng phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu nội địa lên khu vực cửa khẩu chờ xuất có xu hướng tăng, trung bình đạt 160-180 xe/ngày, trong khi đó hiệu suất thông quan vẫn rất thấp, trung bình giải phóng được 70-90 xe xuất/ngày…tình đến sáng ngày 11/02/2022, tổng lượng xe hàng chờ xuất khẩu tại 03 của khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma tiếp tục tăng đạt 1.646 xe. Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản cập nhật tình hình để các Hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc biết, chủ động trong sản xuất, xuất khẩu.

Tỉnh Quảng Ninh: tạm dừng thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Bắc Luân II (Móng Cái, Quảng Ninh), do phát hiện phương tiện vận chuyển thanh long Việt Nam có kết quả dương tính với Virus SARS-CoV-2.

Tỉnh Lạng Sơn: từ ngày 16/02/2022 đến 25/02/2022 tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả tươi đến cửa khẩu đường bộ tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu. Hiện nay (21/02/2022), tổng số lượng xe hàng chờ xuất khẩu tại 03 của khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma còn rất lớn, khoảng 1.966 xe đang chờ xuất khẩu, trong đó 1.509 xe hoa quả. Bên cạnh đó, từ ngày 21/2/2022, tỉnh Lạng Sơn không tiếp nhận xử lý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không khai báo thông tin trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số, trước khi phương tiện đến các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh (bao gồm cả xe hàng đã vào bến bãi cửa khẩu).

 Tỉnh Lào Cai: khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nông sản sang Trung Quốc chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng chống dịch đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu do phía Vân Nam Trung Quốc cảnh báo phát hiện virus Sars-Covid-2 trên phương tiện vận chuyển và sản phẩm thanh long, tinh bột sắn,…nếu còn phát hiện sẽ áp dựng biện pháp quản lý khống chế tạm thời đối với hàng thực phẩm đông lạnh, đặc biệt là quả thanh long.

Có thể thấy rằng, tình hình xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đường bộ phía Bắc trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn. Dự báo trong thời gian tới, tình hình thông quan, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đường bộ còn khó khăn hơn do Trung Quốc áp dụng chính sách “Zero Covid”. Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu nông thủy sản, nhất là sản phẩm thanh long được thuận lợi, Chi cục khuyến nghị các Hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thực hiện các nội dung sau:

-   Chủ động theo dõi, cập nhật thường xuyên về tình hình tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc như: năng lực bến bãi, tiến độ thông quan, cách thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và đánh giá khả năng xuất khẩu để xây dựng phương án sản xuất, xuất khẩu hợp lý.

-   Chủ động thực hiện phòng, chống dịch Covid - 19, kiểm soát chặt chẽ từ khâu thu hoạch, phân loại, đóng gói, bốc xếp hàng hóa; xây dựng phương án, kế hoạch và phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản để được hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm (test) lần đầu và hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm virus Sars-Covid-2 trên sản phẩm, vỏ bao bì bọc quả thanh long và thùng carton đựng thanh long.

-   Chủ động nghiên cứu, cập nhật các quy định và yêu cầu của thị trường xuất khẩu; quan tâm công tác quản lý chất lượng, ATTP; tuân thủ các quy định về ghi nhãn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, kiểm dịch và đảm bảo các chỉ tiêu về ATTP đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu. Trên cơ sở đó, chủ động trao đổi, đàm phán với khách hàng để chuyển sang xuất khẩu theo hình thức chính ngạch và xem xét lựa chọn các phương thức vận tải khác như đường biển, đường sắt nhằm giảm tải cho các của khẩu đường bộ, đồng thời hạn chế rủi ro và thiệt hại cho doanh nghiệp.

                                                                              VA tổng hợp